Vị trí lắp đặt thông thường:
1. Trên bệ bếp: xa bếp đun tránh nóng, gần chậu rửa. Ưu điểm:Tiện lấy nước dùng, vòi thứ cấp có thể dễ dàng cho chảy vào chậu rửa.
Tiện đấu nối với nguồn nước
2. Treo trên tường cạnh bệ bếp. Ưu điểm: gọn, đẹp và khô ráo
3. Trong phòng khách: Ưu điểm: sạch, đẹp, tiện uống
Nhược điểm: không tiện nấu nướng, phải bố trí lại đường dẫn nước cấp và nước thải.
Vị trí đấu nối nguồn nước cấp (đầu vào): xem chi tiết trong sách Hướng dẫn sử dụng kèm theo máy (trang 5& 6)
Các lưu ý khi lắp đặt:
1. Lưu lượng nước đầu vào từ 1-2 lít/phút (Nếu lưu lượng lớn hơn có thể điều chỉnh van chỉnh áp nước vào).
2. Áp nước yêu cầu 10psi-75psi (1,4-10 kg/cm2) tương đương bể cao từ 3 mét trở lên so với vị trí đặt máy. Trường hợp áp nước yếu hơn có thể lắp thêm 1 máy bơm trung gian (Máy bơm dùng cho máy lọc nước RO)
3. Không lắp vào nguồn nước ô nhiễm, nước đục, nước có hàm lượng đá vôi cao, nước có bùn đỏ, keo tụ, nước nhiễm khuẩn nặng.
4. Không dùng với nước đầu nguồn nóng >40 độ C (tốt nhất dưới 30 độ) nếu không sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ lõi lọc và bản cực điện phân.
5. Không đặt máy ở vị trí ẩm ướt (phòng tắm) tránh bụi bẩn và ánh nắng trực tiếp, bếp lửa.
6. Không đặt dây thứ cấp bằng hoặc cao hơn máy (vị nước thay đổi)
7. Nguồn nước có đá vôi cần lắp thêm cốc lọc cation, nguồn nước nhiều cặn cần lắp thêm lõi lọc thô PP.
8. Tỉ lệ thông thường của nước Pi/nước thứ cấp là 7/3. Nếu nước thứ cấp quá nhiều hoặc quá ít có thể dùng điều chỉnh cho đúng tỉ lệ bằng ở đầu dây thứ cấp.
Các lưu ý khi sử dụng:
1. Sau khi lắp đặt cần xả rửa máy tối thiểu 2 lít trước khi sử dụng lần đầu
2. Sử dụng 8 loại nước từ máy tạo nước Pi theo đúng hướng dẫn. Không dùng cho ăn uống khi máy đang ở chế độ 2 đèn đỏ hoặc kèm nhạc Chế độ xả rửa, chế độ nước A xít điện giải.
3. Nước Pi là nước tốt nhất và an toàn khi lấy trực tiếp từ vòi và uống ngay (nước tươi)
4. Nếu chiết rót, lấy nước Pi ra chai, bình để uống cần lưu ý:
– Giống các loại nước thông thường là chỉ nên uống trong ngày để tránh sinh khuẩn. Có thể để được 3 ngày khi đóng kín.
– Lấy đầy bình, chai và nút chặt: Đặc tính chống ô xy hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi không khí, ánh sáng và sự va đập.
– Nước Pi có chứa nhiều vi khoáng và có đặc tính linh hoạt cao nên trước và sau mỗi lần lấy nước cần tráng kỹ dụng cụ chứa.
1. Nước từ vòi thứ cấp (dây mềm) có mức PH và mức Ô xy hóa ngược với nước từ vòi nước Pi (vòi inox)
2. Khi lấy nước lần đầu trong ngày nên xả rửa 200 ml (1 cốc) trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh
3. Không bịt vòi nước Pi hoặc vòi nước thứ cấp khi máy đang hoạt động
Tuổi thọ lõi lọc bị ảnh hưởng bởi
1. Lượng nước dùng (thông thường với nguồn nước máy đạt chuẩn là 3000 lít) Nước có đá vôi, nước mặn
2. Nước nhiều sắt, bùn đỏ, đục, nước nhiễm khuẩn cao.
3. TDS đầu vào cao trên 500ppm
4. Nước có áp lực và lưu lượng không đạt mức tối thiểu
5. Nước nóng trên 40 độ C
Dụng cụ tự kiểm tra chất lượng nước:
– Dung dịch thử PH; Trà túi lọc; Bút đo ORP (mức chống ô xy hóa)
– Không dùng với bút đo TDS và điện phân: Dụng cụ đo này chỉ đo Tổng các chất hòa tan trong nước. Chỉ xác định được nước từ máy lọc công nghệ RO có đạt tinh khiết hay không- “nước tinh khiết”. Nước Pi là “nước tốt”, ngoài khả năng lọc tinh khiết nước Pi sử dụng công nghệ hấp phụ chọn lọc giữ lại khoáng chất tự nhiên và bổ sung vi khoáng, các khoáng chất này bút TDS và điện phân không có khả năng đo. Đồng thời, nước Pi là nước duy nhất con người tạo ra cho đến nay có các chỉ số lý tưởng Alkaline (mức PH), ORP (mức chống ô xy hóa) và kích thước phân tử siêu nhỏ. Các tính năng đặc biệt này khiến Máy tạo nước Pi không chỉ đơn giản là máy lọc nước.